Giải Đáp Những Câu Hỏi Thường Gặp Về Bình Chữa Cháy Tại PCCC TNQ
Giải Đáp Những Câu Hỏi Thường Gặp Về Bình Chữa Cháy Tại PCCC TNQ
Hiện nay có rất nhiều câu hỏi liên quan đến bình chữa cháy được chúng tôi ghi nhận trong quá trình cung ứng các sản phẩm về bình chữa cháy cho khách hàng. Trong số đó có các câu hỏi thường gặp chúng tôi sẽ giải đáp dưới đây để mọi người thuận tiện theo dõi.
Tại sao không dùng nước để dập tắt đám cháy xăng dầu?
Xăng dầu có đặc tính nhẹ hơn nước nên khi gặp nước nó sẽ nổi lên bề mặt nước. Khi sử dụng nước để dập tắt đám cháy xăng dầu không những không hiệu quả mà đám cháy còn lan rộng hơn và cháy lan theo dòng nước chảy. Vì vậy, không sử dụng nước để dập tắt đám cháy xăng dầu mà thay vào đó nên dùng cát hoặc bình chữa cháy chuyên dụng.
Để dập tắt đám cháy xăng dầu người ta dùng bình chữa cháy nào?
Khi gặp đám cháy do xăng hoặc dầu thì nên sử dụng bình chữa cháy dạng bột bc hoặc abc để chữa cháy vì bột chữa cháy có thể bảo phủ lên đám cháy để dập tắt đám cháy hiệu quả. Ngoài ra, có thể sử dụng bình chữa cháy gốc nước công nghệ chữa cháy cho các đám cháy xăng dầu. Trường hợp đám cháy đã lớn không nên cố gắng chữa cháy mà cần báo ngay cho cơ quan pccc để đảm bảo an toàn.
Khí trong bình chữa cháy là khí gì?
Khí trong bình chữa cháy thường là chứa là khí CO2 được nén ở áp suất cao với nhiệt độ rất thấp (khoảng -79°C). Khí CO2 trong bình chữa cháy sẽ được hóa lỏng và khi xịt ra chữa cháy sẽ có dạng khí lạnh làm lạnh không khí và ngăn chặn khí oxy tiếp xúc với đám cháy. Từ đó, đám cháy được dập tắt nhanh chóng nhưng cần lưu ý khi sử dụng vì khí CO2 làm lạnh có thể gây bỏng da nếu như tiếp xúc.
Cách nhận biết bình chữa cháy còn hay hết như thế nào?
Để biết bình chữa cháy còn hay hết thì ta có thể dựa vào nhiều cách khác nhau. Đối với bình bột có thể dựa vào đồng hồ đo áp. Đối với bình chữa cháy khí CO2 ta có thể dựa vào trọng lượng của bình, nếu bình ít hơn trọng lượng yêu cầu khoảng 1kg thì coi như bình đã hết và cần đi nạp lại.
Định kỳ kiểm tra bình chữa cháy là mấy tháng 1 lần
Theo quy định mới nhất từ cơ quan PCCC thì bình chữa cháy cần được bảo trì sau 12 tháng sử dụng đối với bình mới và sau 6 tháng sử dụng đối với bình đã qua nạp xạc. Tuy nhiên, chúng ta có thể tự tiến hành kiểm tra định kỳ khoảng 1 tháng 1 lần để có thể phát hiện hư hỏng để sửa chữa, đảm bảo khả năng chữa cháy của bình luôn trong tình trạng sẵn sàng.
Cách bảo quản kiểm tra bình chữa cháy co2 đúng cách
Việc bảo quản kiểm tra bình chữa cháy co2 cần được tiến hành thường xuyên. Nên bảo quản bình ở những nơi mát mẻ, tránh tiếp xúc trực tiếp với nước mưa hoặc ánh nắng mặt trời. Có thể sử dụng thêm kệ hoặc tủ để bình chữa cháy giúp bảo vệ bình tốt hơn. Kiểm tra bình có còn hoạt động tốt không sẽ bằng cách cân bình xem có đủ trọng lượng và kiểm tra vỏ bình cũng như các phụ kiện trên bình như dây loa, cò bóp, chốt van,…nếu có thì cần mang đi sửa chữa càng sớm càng tốt.
Kích thước tủ chữa cháy vách tường là bao nhiêu
Tủ chữa cháy khác đa dạng tùy vào nhu cầu sử dụng của mình. Loại tủ chữa cháy vách tường 2 bình thường có kích thước là 40x60x22cm với một ngăn và có cửa đóng một tấm kính ở mặt trước để tiện theo dõi các thiết bị ở bên trong. Tủ PCCC được sơn màu đỏ, màu đặc trưng của ngành.
Cách xem đồng hồ bình chữa cháy còn hay hết?
Loại bình chữa cháy có gắn đồng hồ đo áp suất đều là các bình chữa cháy dạng bột. Để xác định bình còn sử dụng được không ta thường dựa vào kim của đồng hồ đang chỉ vào vạch. Nếu kim chỉ vào vạch màu vàng hoặc xanh thì có nghĩa bình hoạt động bình thường. Còn nếu kim chỉ vạch màu đỏ thì có nghĩa bình đã bị tụt áp không thể sử dụng cần mang đi nạp sạc lại để sử dụng tiếp.
Tiêu lệnh chữa cháy gồm mấy bước?
Tiêu lệnh chữa cháy gồm 4 bước và được in trên các bảng hiệu làm bằng tôn hoặc dán decal trên mặt sau của tấm mica tiện cho việc theo dõi. Bảng tiêu lệnh chữa cháy thường đi chung với bảng nội quy để tạo thành bộ cung cấp các thông tin cần thiết cho mọi người về cách phòng cháy chữa cháy tại nơi sinh hoạt và làm việc.
Bình chữa cháy bột dùng để chữa đám cháy nào?
Bình chữa cháy bột có kí hiệu BC hoặc ABC. Trong đó A, B, C là chữ viết tắt của các dạng đám cháy sau:
- A là các đám cháy từ vật rắn như gỗ, vải, giấy, nhựa,…
- B là các đám cháy từ các chất lỏng như xăng, dầu,…
- C là các đám cháy như chất khí như gas, metan,…
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI VÀ KĨ THUẬT TNQ VIỆT NAM
- Địa chỉ: Thanh Am, Thượng Thanh, Long Biên, Hà Nội
- Điện thoại: 09654 98 345/ 0868 60 7743
- Facebook: CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ THƯƠNG MẠI TNQ VIỆT NAM
- Website: https://pccctnqvietnam.vn
- Gmail: pccctnqvietnam@gmail.com